Những giá trị bảo tồn
> Lễ hội, phong tục, tập quán
|
|
|
Bảo tồn lễ hội Khu Phố cổ - nhiệm vụ cấp bách và lâu dài
Khu phố cổ Hà Nội hiện do quận Hoàn Kiếm trực tiếp quản lý, đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2004. Nơi đây tồn tại một quần thể kiến trúc có lịch sử lâu đời gắn liền với nhiều lễ hội truyền thống chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc, được hình thành và phát triển theo sự phát triển của Thăng Long – Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
|
Tìm hiểu lại danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương
Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX, Henri Maspéro [6] đã lần đầu tiên phủ nhận danh xưng này và cho là tiền nhân Việt đã nối tiếp sự lầm lẫn văn tự giữa chữ “Lạc” 雒 thành chữ “Hùng” 雄 trong thư tịch Hán để tự nhận là “Hùng” vương, nhưng thật ra phải là “Lạc” vương mới đúng.
|
Chi tiết »
|
|
Rằm Tháng Giêng trẩy hội Đền Và
Trong không gian hùng vĩ, thơ mộng với những núi đồi sông suối quanh quất, xinh tươi, đền Và hiện ra như một công trình kiến trúc thâm nghiêm và hòa quyện với rừng lim già tỏa bóng rợp quanh năm. Đền Và, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây là một trong bốn cung thờ Thần Núi Ba Vì - Tản Viên Sơn Thánh, Đệ Nhất Phúc Thần trong Tứ bất tử của tâm thức dân gian Việt Nam, đây cũng là một trong hàng trăm di tích thờ cúng Ngài.
|
Chi tiết »
|
|
Tứ bất tử trong tâm thức Việt Nam (Là những vị nào và có từ bao giờ?)
Trong tín ngưỡng thờ bách thần của người Việt, “hoặc có vị là tinh túy của núi sông, hoặc có vị là nhân vật linh thiêng, khí thế lừng lẫy về trước, anh linh còn mãi về sau” (Lời tựa sách Việt điện u linh), nhưng có 4 vị thần được dân gian tôn vinh là Tứ bất tử. Đó là bốn vị linh thiêng trường sinh bất tử trong thần điện Việt Nam.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Hội Lim- Hồn nước gọi ta về
Đột khởi giữa đồng quê mượt óng vùng đất Tiên Du là núi Lim thanh lặng, lô xô đất đá xen nhau, tuy chưa thật ảo huyền thơ mộng nhưng lớp lớp lăng tẩm, chùa quán triền miên chạy khắp đồi gò, cũng đủ tạo nên sự thâm u, tịch mịch.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn(mùng 7 tết)
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.
|
Chi tiết »
|
|
Tết thầy
Tết thầy đầu năm mới là một nếp sống đẹp, nét văn hóa đặc trưng lưu truyền rộng rãi trong xã hội người Việt từ xa xưa đến nay, thể hiện đạo lý truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam.
|
Chi tiết »
|
|
Tục lệ “đụng lợn” ở các làng quê Việt
Tục lệ “đụng lợn” ở các làng quê Việt có từ thời xa xưa. Ngày nay tuy rất nhiều cửa hàng, siêu thị ở nội đô Hà Nội, các loại thực phẩm, thức ăn luôn sẵn có, nhưng người dân ở nhiều làng quê Việt Nam ngày nay vẫn duy trì tục “đụng lợn” ngày tết để tạo không khí gắn kết, chan hòa tình làng nghĩa xóm và giữ gìn tập tục đẹp của cha ông.
|
Chi tiết »
|
|
Chuyên đề đặc biệt: LỄ VU LAN - NGUỒN GỐC, PHONG TỤC VÀ VĂN HÓA
Tháng 7 âm lịch nói chung và rằm tháng 7 (tết Trung Nguyên) là một trong những tháng lễ quan trọng nhất của người Việt. Nó đã đi sâu vào truyền thống văn hóa và chính trong tâm khảm của biết bao thế hệ con người .Bởi thế dân gian ta mới có câu "Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy". Tháng 7 chính là tháng để con người tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ - những người còn sống hay đã khuất và tích cực làm việc thiện, cầu phúc phổ độ chúng sinh.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
|
|
|