Nét văn hóa
> Nhân vật và sự kiện
|
|
|
GS. Chu Hảo và Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
GS. Chu Hảo được nhiều người biết đến là Giám đốc kiêm Tổng Biên tập của NXB Tri Thức – nhà xuất bản do ông sáng lập vào năm 2005 nhằm cung cấp những tri thức nền tảng quan trọng nhất trong kho tàng tri thức của nhân loại cho dân tộc Việt Nam.
|
Chi tiết »
|
|
|
Nhà sử học Phan Huy Lê và Lịch sử
Giáo sư sử học Phan Huy Lê (vừa mất) từng gây nóng trên truyền thông về lịch sử anh hùng Lê Văn Tám có thật hay hư cấu. Bọn trò chúng tôi thuộc lòng câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng lao vào kho xăng của Pháp năm 1945.
|
Chi tiết »
|
|
Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn
Dưới đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế, thấu hiểu của John C. Schafer – một người Mỹ mà qua con đường nghiên cứu và tiếp xúc văn hóa đã trở về với văn hóa Việt.
|
Chi tiết »
|
|
Gs Phan Đình Diệu (1936-2018): Khí phách và Trí tuệ
Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với tinh thần khoa học (Huy Đức).
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
Tạ Tỵ. Mười khuôn mặt văn nghệ
Tính ra đã 20 năm rồi. Tôi đứng bên này vĩ tuyến nhìn qua vòm trời Bến Hải, nhìn qua Đồng Hới, qua Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Phủ Lý rồi đến Hà Nội, nơi Văn Cao đang có mặt với vụ án Nhân văn – Giai phẩm, với kỷ luật tập thể giết dần Văn Cao, biến Văn Cao thành công cụ. Cái không khí “đỉnh cáo sáng tác” mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ước mơ thật sự, ước mơ này chắc anh sẽ đem theo về cõi chết.
|
Chi tiết »
|
|
Những bông hồng không gai.
Tối qua, gã nghe Lộc Vàng hát, quán nhỏ bên hồ Tây. Trước khi hát, Lộc Vàng nói: ngày mai, 27.3 tròn đúng 50 năm tôi bị bắt giam. Đêm nay là canh hát tưởng nhớ tới cái ngày ấy. Tôi xin hát lại những bài hát mà chính vì nó mà tôi cùng Toán Xồm và một số chàng trai Hà Nội bị còng tay.
|
Chi tiết »
|
|
Phan Văn Khải: Con đường trở thành Thủ tướng
Ông Phan Văn Khải kể: "Năm 1957, vợ tôi sinh con trai đầu lòng, hàng ngày tôi đi bộ từ trường về nhà ở số 4 Thụy Khê. Học hết cấp III tôi thi đậu vào bách khoa, định sẽ làm kỹ sư điện nhưng vừa nhận chức lớp trưởng thì có quyết định qua trường ngoại ngữ, ở đó, 1/3 sinh viên học tiếng Trung Quốc, 2/3 học tiếng Nga. Tôi học tiếng Nga rồi đi Liên Xô học ngành kinh tế kế hoạch".
|
Chi tiết »
|
|
Trần Quốc Vượng có phải là nhân vật bảo thủ?
Sự kiện ông Trần Quốc Vượng được bổ nhiệm làm Thường trực Ban bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương vào tháng Ba năm 2018, và trong thực tế vươn lên thành chính khách “dưới một người, trên vạn người” - quyền lực thứ hai chỉ sau tổng bí thư, đang khiến dấy lên những lo ngại về tương lai ông Vượng sẽ theo chân ông Nguyễn Phú Trọng để trở thành một nhà bảo thủ Mác xít - Lê nin nít.
|
Chi tiết »
|
|
Một bà giàu có mua cả đám nhà thơ Bắc kỳ
Bà Bé Tý là bà nào? Tương truyền lúc còn nhỏ, ở nhà quê, bà tên là cái Tý, hoặc cái Đĩ. Từ một làng quê nghèo khó, cô lên Hà thành giữa buổi mưa Âu, gió Á để kiếm sống. Cô làm những nghề gì và ở đâu không ai rõ, chỉ biết rằng rốt cuộc, nhờ chút nhan sắc và chân dài, cô trở thành “me Tây”, và may mắn ông Tây chồng không chính thức của cô lại là quan Tây cao cấp (giang hồ đồn là Đốc lý Hà Nội).
|
Chi tiết »
|
|
Nhạc sĩ Hoàng Vân
Nhạc sĩ Hoàng Vân có rất nhiều ca khúc rất phong phú, đa dạng cả về nội dung, đề tài, thể loại và mang giá trị nghệ thuật cao.
|
Chi tiết »
|
|
Ngô Đình Nhu, một trí thức âu học đầu thế kỷ XX
Ngô Đình Nhu (1910-1963) xuất thân trong một gia đình quan lại Phong kiến, theo đạo Công giáo tại Đại Phong, tỉnh Quảng Bình. Sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến nên từ nhỏ Ngô Đình Nhu đã được giáo dương bởi tư tưởng Nho học. Năm 1935, Ngô Đình Nhu là người Việt Nam đầu tiên được nhận vào học trường Quốc gia Chartes của Pháp. Tại Pháp, Ngô Đình Nhu có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ phương Tây.
|
Chi tiết »
|
|
Dẫu biết rằng kinh khi nghĩ nỗi đường xa
Tôi biết danh Bọ từ những năm đại học qua blog Quê Choa, khi ấy tôi chẳng màng gì chuyện chính trị, cũng chẳng biết Bọ có uy gì với chính trị. Tôi chỉ muốn vào blog để đọc tản văn, để nghe Bọ kể về chuyện đời vớ vẩn của những mặt người trắng đen quanh Bọ mấy mươi năm về trước đến giờ: văn sĩ, người nghèo, kẻ hèn, thân phận đàn bà…
|
Chi tiết »
|
|
Trọng Đài
Tối qua nhậu ở nhà Nguyễn Nhật Ánh về không say nhưng hơi mệt, định bụng ngủ một tiếng rồi dậy làm việc, chẳng dè đánh một giấc thẳng cánh đến 3 giờ sáng, chiêm bao không thấy ai lại thấy Trọng Đài. Khi đó hình như mình mở mắt thấy có người ngồi cuối giường, lúc đầu thấy cái đầu trọc, sau thấy ba chòm râu ngọ ngoạy, cái mũi nhúc nhích khịt khịt, lúc này mới nhận ra Trọng Đài.
|
Chi tiết »
|
|
Nhớ Trần Dần
Hồi bé chẳng biết gì về anh, chỉ nghe anh Thắng, ông anh trai mình, nhắc đi nhắc lại câu thơ phản động của Trần Dần: Chúng tôi đi không thấy phố thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Nghĩ mãi không hiểu vì sao lại phản động. Hỏi anh Thắng, anh nói ngu, mày không thấy câu mưa sa trên màu cờ đỏ là phản động à?
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|