36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Chuyên Gia >
  Thành phố sống tốt phải tập trung vào con người Thành phố sống tốt phải tập trung vào con người , 36phophuong.vn
 
Thành phố sống tốt phải tập trung vào con người

 Muốn xây dựng một thành phố sống tốt, chúng ta cần phải tập trung vào con người và chú trọng vào chất lượng cuộc sống mà ở đó con người có điều kiện phát triển về giáo dục, y tế - ông Michael Douglass, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Hoá, Khoa Quy hoạch Vùng&Đô thị, Đại học Tổng hợp Hawaii (Mỹ) chia sẻ trong buổi thuyết trình “Thành phố toàn cầu hay thành phố sống tốt: Lựa chọn nào cho Hà Nội” chiều 8/10 ở Hà Nội.

Mất dần không gian công cộng

 

Theo ông Michael Douglass, các thành phố trên thế giới hiện nay đang mất đi những không gian công cộng và không gian cộng đồng, nơi dân có thể đến và sử dụng mà không cần dành toàn bộ thời gian của mình cho các quan hệ thương mại hay trao đổi hàng hóa và cũng không gặp trở ngại về những điều họ nói với nhau.

 

http://www.vfej.vn/public/Images/content_img/DSCF14485.JPG

 

Một thành phố có điều kiện sống tốt phải có các khu không gian giải trí cho mọi lứa tuổi

 

 

Có một thực tế là “nếu đi từ sân bay Nội Bài về Hà Nội, chúng ta sẽ thấy nhiều biển quảng cáo của các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước. Điều này khiến Hà Nội đang mất đi một lượng lớn không gian công cộng và cộng đồng.”, ông Michael Douglass đưa ra dẫn chứng.

 

Tại Việt Nam, hiện các chợ truyền thống được thay thế bằng các siêu thị hiện đại và trong tương lai nhiều chợ truyền thống sẽ được thay thế bằng các siêu thị.

 

“Trong khi Mỹ đang khôi phục lại những khu chợ truyền thống thì Hà Nội lại đang xóa bỏ dần các chợ truyền thống”, ông Michael Douglass đưa ra ví dụ, “Một số nước đã phá bỏ những công trình lịch sử nay lại tìm cách xây mới hoặc khôi phục lại.”

 

Ông Michael Douglass cho rằng thành phố sống tốt phải có sự kết nối quá khứ và hướng đến tương lai, chứ không phải xây dựng cái này, dừng lại cái kia.

 

Đề cập đến đề án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, ông  Michael Douglass cho rằng trong đề án quy hoạch có năm khu đô thị vệ tinh. Vậy các khu đô thị này có giá nhà thấp cho dân không? Có không gian công cộng không? Có cửa hàng cho dân bản địa mở ra không? Hay là diễn ra cảnh phân tầng xã hội, người nghèo ở một nơi, người giàu ở một nơi.

 

“Thủ đô Hà Nội có thể xây dựng thành một thành phố sống tốt phải dựa vào bản sắc hiện nay”, ông Michael Douglass nhấn mạnh, “Hầu hết các thành phố, nơi có giá trị về lịch sử - văn hóa, đều thu hút các tập đoàn đầu tư.”

 

Thành phố sống tốt là thành phố có điều kiện môi trường tốt, không bị ô nhiễm, và có không gian cộng đồng, nơi dân có thể đến và sử dụng, ông Michael Douglass nhấn mạnh.

 

Thế kỷ bùng nổ đô thị

 

Theo ông Michael Douglass, thế kỷ 21 sẽ chứng kiến sự bùng nổ các đô thị. Đây là thế kỷ đô thị đầu tiên mà đến cuối thế kỷ này phần lớn dân cư sẽ sống trong các khu đô thị.

 

Theo quan điểm của tôi, “những ý tưởng về xây dựng đô thị chắc chắn cần phải gắn với cư dân đô thị, những người sống trong thành phố, vừa tham gia các hoạt động xã hội đô thị vừa là người tiêu dùng và chắc chắn chúng ta phải hiểu biết tường tận hơn về đời sống thành phố chứ không nhìn đời sống thành phố chỉ qua sự phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ môi trường và tài chính.”

 

“Với khái niệm không gian công cộng, tôi đề cập đến những không gian đô thị mở cho mọi người thuộc tất cả các tầng lớp xã hội, kể cả những người từ nơi khác hay nước ngoài. Không gian công cộng, theo nghĩa này, không chịu sự kiểm soát của nhà nước và khu vực tư nhân. Tuy nhiên khu không gian này đang bị quên lãng, coi nhẹ trong chính sách công – về xây dựng thành phố sống tốt – được định hướng bởi quan điểm phát triển coi trọng yếu tố kinh tế.”, ông Michael Douglass nói.

 

Một thành phố có điều kiện sống tốt phải có đường dành cho người đi bộ (phố, vỉa hè, ngõ) không bị chiếm giữ do đỗ xe, các cửa hàng kinh doanh, biển quảng cáo hay các công trình công cộng. Những khu vực được thiết kế cho nhiều mục đích như đường giao lộ, các cửa hiệu kinh doanh nhỏ phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày, điểm đỗ xe buýt, trường học và công viên. Đường phố được thiết kế với hàng cây hay thảm cỏ và có các khu không gian giải trí cho mọi lứa tuổi. Các di tích kiến trúc lịch sử được bảo vệ, công viên công cộng với chất lượng cao. Ngoài ra, các khu phố, vỉa hè có sự đa dạng các cửa hiệu buôn bán những sản phẩm của địa phương.

 

Một bối cảnh quan trọng khiến chúng ta quan tâm tới xây dựng các thành phố sống tốt là sự quá độ đô thị ở Châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Với tốc độ đó, những tác động không ngờ của việc xây dựng thành phố và sự bùng nổ kinh tế thần kỳ đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của con người.

 

Khi môi trường sống bị xuống cấp nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn; khi các cộng đồng dân cư phải rời bỏ nơi ở, nơi tái định cư vì quá trình hiện đại hóa và những dự án lớn; và khi con người bị cách ly sống trong các khu ổ chuột hay nghèo khổ cùng cực, trong khi thành phố ngày càng sung túc hơn, chứng tỏ rằng có gì đó không đúng đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.

 

Quá độ đô thị hóa và câu hỏi về thành phố sống tốt là hai mặt không thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hóa hiện nay mà chính quá trình này là ngọn nguồn của những dự án đầu tư và thị trường cho sự tăng trưởng công nghiệp đô thị trong nền kinh tế mở ở Châu Á – Thái Bình Dương.

 

Trong khi toàn cầu hóa có thể đem đến nhiều lợi ích nhờ vào hiệu quả kinh tế thông qua cạnh tranh, khả năng tiếp cận rộng lớn tới thông tin, công nghệ, và học tập những kinh nghiệm tốt từ bên ngoài thì chính quá trình này cũng gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự sống tốt ở các đô thị.

 

Những vấn đề này bao gồm cả xu hướng dịch chuyển các ngành công nghiệp ô nhiễm từ các nước giàu đến những nước nghèo hơn và toàn cầu hóa cả quá trình ra quyết định sử dụng đất đô thị bởi các tập đoàn kinh tế, trong đó rất ít lợi ích được dùng để hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống tốt tại những thành phố địa phương, nơi thường không được hưởng lợi ích từ quá trình này.

 

Chúng ta cần kết nối đời sống văn hóa, xã hội, cộng đồng với không gian công cộng và cộng đồng nếu chúng ta mong muốn thành phố được phát triển.

 

“Tìm kiếm một chiến lược cho xây dựng thành phố sống tốt không thể diễn ra trong bối cảnh quốc gia mà, thay vào đó, cần phải được tiến hành trong bối cảnh liên kết giữa toàn cầu và địa phương.”, theo ông Michael Douglass.

 

 

Phạm Mạnh

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
23174

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Phải bảo tồn, tôn tạo vẻ đẹp và giá trị gốc (08/09/2022)
  + Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân, nhà quản lý, nhà chuyên môn chưa gặp nhau (08/09/2022)
  + Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân phải là chủ thể (08/09/2022)
  + Không biết bảo tồn, con cháu sẽ phải trả giá! (08/09/2022)
  + Hà Nội ấn tượng trong mắt du khách nước ngoài (23/12/2020)
  + Không có phố cổ, chỉ có phố cũ (01/02/2011)
  + Ngôi nhà “cổ nhất Hà Nội”: “Tôi đã nghĩ, thế nào cũng có lúc bị cháy!” (27/01/2011)
  + Điểm nhấn kiến trúc cho khu phố cổ (27/01/2011)
  + Chất lượng cuộc sống ở Hà Nội bị bụi đe dọa phía đường Trần Quang Khải (27/01/2011)
  + Quá chậm trong việc bảo tồn phố cổ Hà Nội (27/01/2011)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang