36phophuong.vn      TIn tuc su kien
Trang chủ
Cổng Thông Tin
 Bảng tin Phố Cổ
 Phố cổ Hà Nội
 76 tuyến phố cổ
 Cộng đồng
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cổng Thông Tin > Phản biện xã hội >
  Kiên quyết không giữ lại... "rêu phong" Kiên quyết không giữ lại... "rêu phong" , 36phophuong.vn
 
Kiên quyết không giữ lại... "rêu phong"

Người Hà Nội đã quen với hình ảnh Ô Quan Chưởng nhuốm màu thời gian với lớp lớp rêu phong phủ dày, nhưng ít ai biết chính các lớp rêu, nấm mốc đó là tác nhân phá hoại. Cửa ô lịch sử còn lại duy nhất của Thủ đô đứng trước nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào... KTS Lê Thành Vinh, Viện Trưởng Viện bảo tồn Di tích phân tích.

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/9.jpg

Hình ảnh mới của Ô Quan Chưởng những ngày này khiến nhiều người ngỡ ngàng


Những ngày gần đây, hình ảnh của Ô Quan Chưởng sau hàng loạt những công việc trùng tu, tôn tạo xuất hiện khá "mới mẻ", gây nhiều ý kiến trái chiều của người dân Thủ đô. Để có được những thông tin chính xác nhất về Dự án tu bổ, khắc phục sự xuống cấp của Cửa ô này, PV HNMO đã có cuộc trao đổi với KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích, đơn vị trực tiếp thực hiện dự án.

Không thể trì hoãn thêm việc trùng tu
 

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/13.jpg

KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện
 Bảo tồn Di tích

Giải thích về mục đích thực hiện Dự án, ông Vinh cho biết Ô Quan Chưởng trước khi trùng tu đã ở vào tình trạng xấu và nguy hiểm. Nhiều bức tường đã bị nứt vỡ. Cấu trúc của công trình bị hư hại nặng. Có những mảng tường phồng ra khoảng 30cm, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Hơn nữa, hàng ngày hàng giờ, công trình phải chịu những tác động xấu từ hệ thống thoát nước mặt, nước ngấm vào phần đất phía bên trong tường, khiến tường phồng rộp, ẩm thấp, rò rỉ nước ra ngoài, tạo điều kiện cho rêu, nấm mốc và nhiều loài thực vật khác phát triển, phá hoại di tích.

Nhận thức được việc trùng tu là cấp bách và không thể trì hoãn được thêm nữa, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch đã khẩn trương lên kế hoạch tu bổ, tôn tạo. Và năm 2009, khi tiếp nhận được món quà tài trợ của Quỹ Bảo tồn Văn hoá của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dành tặng Thủ đô Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi thì chính là cơ hội để những người có trách nhiệm làm công việc cần thiết bảo vệ cho sự trường tồn của Cửa ô. Sau thời gian nghiên cứu, thảo luận, tháng 10/2010, dự án tu bổ, khắc phục sự xuống cấp của Ô Quan Chưởng được giao cho Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội và Viện Nghiên cứu Bảo tồn di tích, Bộ VH,TT&DL phối hợp triển khai.

 

Ông Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng BQL Di tích và Danh thắng Hà Nội: "Ô Quan Chưởng không hề bị "biến dạng""

Mọi phần việc thi công đối với di tích Ô Quan Chưởng đều dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng, cụ thể. Trong quá trình triển khai thực hiện, lãnh đạo một số ban, ngành của Bộ VH,TT&DL cũng đã xuống tận nơi để xem xét, chỉ đạo từ việc cần tu bổ những gì cho đến việc nên thay thế loại gạch nào cho phù hợp. 

Khi tu bổ, tôn tạo di tích, có những chỗ bị hư hỏng nặng cần phải thay mới, nhưng không phải cứ thay mới nghĩa là làm mới di tích. Di tích Ô Quan Chưởng sau khi trùng tu không hề bị “biến dạng” hay giảm "niên đại”.

74.000 USD chỉ đủ thực hiện 1/3 công việc phải làm

Theo kết quả khảo sát, tính toán công phu, nghiêm túc của các cán bộ thuộc Viện Bảo tồn di tích thì công tác trùng tu, tôn tạo, giải quyết "bài toán tổng thể" cho toàn bộ Cửa ô, từ việc gia cố lại nền móng, bảo vệ phần tường, xử lý hệ thống thoát nước, giải toả lấn chiếm xung quanh... phải mất kinh phí đến trên dưới 5 tỷ đồng. Do đó, với 74.000 USD tiền tài trợ của Đại sứ Hoa Kỳ chưa đủ để giải quyết thấu đáo mọi việc mà chỉ thực hiện chưa được 1/3 công việc phải làm.

Do đó, Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội phối hợp với Viện Bảo tồn di tích bước đầu phối hợp thực hiện dự án ở giai đoạn 1 để giải quyết 3 vấn đề cơ bản, cấp bách trước mắt là gia cố ổn định, căn chỉnh lại kết cấu, bảo đảm tính bền vững của công trình; Loại trừ hư hỏng, những tác động xấu, sai lệch của những lần sửa chữa trước đó và giải quyết phần bề mặt Cửa ô

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/15.jpg

Những viên gạch cổ hiện ra rõ ràng hơn nhờ được làm sạch


"Trong những lần sửa chữa trước đây, người ta đã sử dụng một số viên gạch chịu lửa hoặc gạch xây dựng thông thường để thay thế cho gạch vồ. May mắn trong lần tu bổ này, với thời gian không nhiều, chúng tôi đã tìm được một số viên gạch vồ cũ, gần giống với loại gạch của Cửa ô hiện nay, trong đó có một số viên lấy được từ Thành cổ Hà Nội để tiến hành thay thế" - Ông Vinh cho biết.

"Đắp mặt nạ" cho từng viên gạch Cửa ô

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/7.jpg

Các cán bộ của Viện Bảo tồn Di tích áp dụng công nghệ "đắt mặt nạ" cho từng viên gạch Cửa ô


Đó là cách diễn đạt nôm na về công nghệ mới được áp dụng để xử lý bề mặt tường Cửa ô của Viện Bảo tồn Di tích. Công nghệ hoá bảo quản này trước đây đã được sử dụng trong trùng thu cổng Bắc Môn, Thành cổ Hà Nội. Các chuyên gia đã tìm ra chất để đưa vào bề mặt tường, lấy đi hết các chất bẩn, rêu mốc nhưng vẫn giữ lại vẹn nguyên chất vô cơ trong từng viên gạch. Với từng mảng gạch, tuỳ vào độ bị "ô nhiễm" khác nhau, lại sử dụng nồng độ hoá chất khác nhau. Sau khi được "lột mặt nạ", những viên gạch vồ cổ kính hiện ra sạch sẽ, tinh tươm mà vẫn giữ nguyên được "chất".

Với phần tường có trát vữa phía trên, do chất liệu vữa kém nên nhiều mảng tường đã bị hư hỏng, vừa bong tróc vừa bị rêu mốc bám đen, các cán bộ của Viện đã phải trát lại một số diện tích nhỏ và bước đầu sơn lót màu nâu đất.

Lý giải về màu sơn này, ông Vinh phân trần: "Chúng tôi không tự ý pha màu tự do, không thể bôi lên đó một lớp màu mới, sáng trưng mà phải căn cứ trên những lớp màu trước đây của Cửa ô. Hình ảnh Cửa ô xuất hiện những ngày này có thể có đôi chút mới mẻ với người dân Thủ đô nhưng công việc trùng tu chưa hoàn tất. Lớp sơn mà mọi người nhìn thấy của những dãy tường phía trên chỉ là sơn lót. Để tìm được màu sơn tương đồng với khung cảnh xung quanh, sắp tới, phần tường phía trên này sẽ được phủ thêm một lớp màu ghi"

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/14.jpg

Màu sơn nâu nhạt này chỉ là lớp sơn lót tạm thời


"Công việc trùng tu nhất khiết không phải là làm khác đi, làm mới di tích mà phải thận trọng nghiên cứu, áp dụng công nghệ làm sạch, bảo đảm cho tính an toàn, bền vững của công trình. Do đó, những nhà trùng tu chúng tôi kiên quyết loại bỏ những tác nhân gây hại như rêu, nấm. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới, luôn tiến hành bảo vệ, giữ gìn sạch sẽ di tích của mình." - ông Vinh phân tích thêm.
 

Dưới đây HNMO giới thiệu một số hình ảnh về Ô Quan Chưởng trước khi được trùng tu bị thực vật và cả các phương tiện giao thông xâm hại nặng nề (ảnh do Viện Bảo tồn Di tích cung cấp):

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/1.jpg
 

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/2.jpg
 

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/3.jpg
 

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/4.jpg

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/8.jpg
 

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/5.jpg
 

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2010/11/3/6.jpg

 

Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (tức cửa phường Đông Hà), là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. 

Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương. Thời xưa, Ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành.

Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. 

(Theo Wikipedia)


Ngân Hạ

 

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
52326

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Thông báo (29/03/2023)
  + Thăng Long-Hà Nội 1000 năm văn hiến (08/09/2022)
  + Ngõ Hài Tượng (08/09/2022)
  + Phố Lãn Ông (08/09/2022)
  + Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề (08/09/2022)
  + Phố Hàng Cuốc (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2 (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1 (08/09/2022)
  + Tên đường phố theo dòng lịch sử (08/09/2022)
  + Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954 (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang