36phophuong.vn      TIn tuc su kien
Trang chủ
Cổng Thông Tin
 Bảng tin Phố Cổ
 Phố cổ Hà Nội
 76 tuyến phố cổ
 Cộng đồng
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cổng Thông Tin > Phố cổ Hà Nội >
  Tên đường phố theo dòng lịch sử Tên đường phố theo dòng lịch sử , 36phophuong.vn
 
Tên đường phố theo dòng lịch sử

   Trong từ điển tiếng Việt "phố" nguyên nghĩa là một nơi bán hàng. Nhiều nơi bán hàng hợp thành một dãy ở hai bên đường cũng được gọi chung là một phố. Khó có thể nói phố xuất hiện chính xác vào thời gian cụ thể nào ở Hà Nội. Nhưng phố có liên hệ mật thiết với phường vì phường nghề, phường thợ chính là nơi tạo ra sản phẩm cho "phố" trao đổi, mua bán. 

  Hà Nội là thành phố sông - hồ, với sông Hồng - sông Tô làm trục và Hồ Tây - Hồ Gươm là điểm Trung tâm. Từ đặc điểm ấy, đường phố bắt đầu theo hướng thượng lưu sông Hồng đến hạ lưu, hoặc theo hướng từ bờ sông đi vào nội địa. Do đó các đường phố đều bắt đầu từ phía Bắc hay phía Đông, và nhà số lẻ ở bên trái, nhà số chẵn ở bên phải. Cũng do quy hoạch uốn theo đặc điểm địa lý của một đô thị sông - hồ, nên phố xá Hà Nội thường không thẳng và có quy mô không lớn lắm. Hà Nội bắt đầu có vóc dáng một thành phố với yếu tố cấu thành là các đường phố khi người Pháp bắt tay vào việc làm đường, mở phố từ năm 1883. Họ lấy đất các làng ở ven hồ Hoàn Kiếm để tạo ra phố Hồ (nay là Đinh Tiên Hoàng), phố Thợ Khảm (nay là các phố Tràng Tiền - Hàng Khay), phố Bài Lá (nay là Hàng Bài).
  Cho đến trước thời điểm hình thành các quận mới trong vài năm gần đây, nội thành Hà Nội nhìn chung được bao bọc bởi sông Hồng ở mặt đông, còn các mặt kia thì bắt đầu từ đê sông Hồng (chỗ dốc Nhật Tân) chạy dọc theo bờ phía tây của Hồ Tây qua chợ Bưởi, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng rồi nhập vào đê sông Hồng ở Vĩnh Tuy. Ngày nay với sự xuất hiện thêm quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân và có thể còn thêm những quận mới khác nữa thì đương nhiên nội thành Hà Nội sẽ mở rộng hơn xưa, theo đó các đường phố mới cũng sẽ phát triển nhiều hơn trước, và với hướng quy hoạch đô thị hiện đại, chắc hẳn còn xuất hiện những đường phố có qui mô bề thế hơn nhiều.
  Theo dòng lịch sử, mỗi thời kỳ, tên đường phố lại được đặt với ý nghĩa riêng .Thời phong kiến, phố phường được đặt tên theo ý nghĩa nghề nghiệp của địa phương như: Trích Sài (Kiếm Củi), Nghi Tàm (Chăn Tằm)..., hoặc đặt tên theo đặc điểm địa lý như Bích Câu (ngòi biếc), Hòa Nhai (đường trồng cây hòa) ... Có phố phường được đặt tên theo các cơ quan, di tích như Công Bộ (tên một bộ thuộc lục bộ của Nhà nước phong kiến), Báo Thiên (tên một ngôi tháp) ... Lại có phố phường được đặt tên mang nghĩa đẹp (mỹ tự), như: Nhật Chiêu (Sáng Sớm), Phúc Lâm (rừng Phúc) ...Riêng về phố thì thường được gọi theo tên một nghề cổ truyền nào đó, như Hàng Bạc, Hàng Mắm, Hàng Muối ... để chỉ ra các phố đó có những cửa hàng bán các loại hàng hoá ấy.
  Thời Pháp thuộc, hàng loạt tên đường phố mang ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng chế độ thực dân. Đó là những đường phố mang tên các tướng lĩnh xâm lược Việt Nam và các viên quan cai trị thực dân hoặc tên một số người Việt Nam cộng tác với chính quyền Pháp, tên một số địa phương ở nước ta và một số công trình được xây dựng ở đường phố. Ngoài ra cũng có một tỷ lệ rất nhỏ những đường phố mang tên danh nhân khoa học của nước Pháp (như Pasteur, Yersin). Một số danh nhân lịch sử của Việt Nam cũng được đặt tên phố, như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, nhưng lại được đặt ở những đường phố nhỏ hẹp, xa Trung tâm thành phố. Có lẽ điều để lại đáng kể nhất là các phố mang tên nghề cổ truyền được dịch sang chữ Pháp, dù chưa được chuẩn xác lắm. Thời Nhật thuộc, Thị trưởng Trần Văn Lai - một nhân sĩ yêu nước có tư tưởng quốc gia đã chỉ đạo một cuộc đổi tên phố với qui mô khá lớn. Ưu điểm lớn nhất của đợt đổi tên này là bên cạnh việc hoàn nguyên các tên phố cổ, thì những đường phố trước đây mang tên người Pháp, hoặc những người thân Pháp, đã được thay thế bằng những danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Tên đường phố thường được phân bố theo từng khu vực và có liên quan với nhau. Ví dụ : ở bờ sông Hồng là tên các chiến công của thủy quân thời cổ, như: Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Vân Đồn và các tướng chỉ huy như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái ... Cách làm này đã tạo ra sự ổn định tên đường phố và đi vào tiềm thức của nhân dân.
  Từ sau cách mạng Tháng 8/1945, việc thay đổi và điều chỉnh lại tên đường phố như một tất yếu lịch sử, nhằm thể hiện đúng đắn quá trình phát triển của một thành phố lâu đời và cổ kính, phản ánh được sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. ở thời gian đầu, những danh nhân của thời kỳ cận - hiện đại chưa được xem xét đặt tên đường phố một cách thỏa đáng. Chỉ ít năm gần đây (từ 1986), do nhiều đường phố ở Hà Nội mới được hình thành, mở rộng, nên vấn đề đặt, và đổi tên đường phố lại trở nên cần thiết cả về nhu cầu giao dịch của nhân dân và về mặt văn hoá. Bên cạnh việc bảo lưu được những địa danh lâu đời bằng cách đặt các tên phố Cầu Đông, Hồ Giám, Đống Mác ... nhiều danh nhân thuộc các lĩnh vực, chính trị, văn hoá, khoa học thời kỳ cận - hiện đại đã được đặt tên cho đường phố, làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng và phần nào giảm đi sự chênh lệch về tỷ lệ danh nhân thời xưa với thời nay. Hà Nội cũng đã thay tên tất cả các đường phố mang tên chữ số (215, 226, 356...) bằng những tên địa danh hoặc danh nhân cho phù hợp với tâm lý và truyền thống dân tộc, đã sửa lại tên gọi chính xác cho một số đường phố trước đây ghi nhầm trên biển tên đường phố.
  Tuy nhiên, trong thực tế là vẫn còn những bất hợp lý của việc đặt tên đường phố. Về khái niệm Đường, Phố, ngõ, người Pháp quan niệm phố (Rue) là đường giao thông mà hai bên có nhà ở; ngõ (Ruelle) là dạng phố nhỏ hẹp; Đại lộ (Boulevard) là phố rộng mà hai bên đường có trồng cây tạo bóng mát; Đường (Route) là những đường hướng ra ngoại ô, để đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Qua nhiều biến đổi của thời gian, những khái niệm về đại lộ, phố lớn, đường, ngõ và những tên cũ của nó cũng phát sinh những bất hợp lý, cần được điều chỉnh.
  Dựa vào đặc điểm của đường phố và thực trạng của việc đặt tên từ trước tới nay chính quyền thành phố đã đề ra những nguyên tắc và tiêu chí đặt tên đường phố ở Thủ đô. Nguyên tắc đó là :
Tất cả những con đường đã hình thành mà chưa có tên, kể cả đường qua những khu chung cư, có đủ điều kiện về hạ tầng cơ sở, đều được đặt tên. Đặt là Đường cho những con đường rộng lớn, những đường có nhiều công sở, công trình công cộng, không có hoặc có ít nhà dân trong nội thành, những đường vành đai quanh nội thành hoặc đường liên tỉnh. Đặt là Phố cho những con đường mà hai bên có nhiều nhà dân, cửa hiệu, xen lẫn với công sở, công trình công cộng và có qui mô nhỏ hơn đường. Đặt tên là Ngõ cho những đường nhỏ hẹp từ đường phố dẫn vào khu dân cư nằm ở hai bên số nhà chẵn và lẻ của đường phố đó, có thể là ngõ cụt hoặc ngõ thông giữa hai đường phố. Đối với những con đường trong các khu chung cư, chỉ đặt tên trục đường chính. Những đường nhánh trong nội bộ khu nhà được gắn biển chỉ dẫn theo địa chỉ khối nhà này đến khối nhà khác với định hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Tùy từng trường hợp mà sử dụng địa danh, tên di tích danh thắng, sự kiện lịch sử hoặc danh nhân để đặt tên đường phố. Nếu là địa danh thì tên gọi đó phải được sử sách công nhận, in sâu trong tiềm thức của nhân dân và phải là địa danh của chính nơi đường, phố đó đi qua. Tên di tích - danh thắng dùng để đặt cho tên đường, phố phải là những di tích danh thắng có giá trị lịch sử và quen thuộc trong nhân dân. Những sự kiện lịch sử đặt tên đường phố cũng phải nổi bật, góp phần đáng kể vào sự phát triển lịch sử của thủ đô cũng như của cả nước.
  Danh nhân được lựa chọn đặt tên đường phố phải được lịch sử công nhận và quần chúng ngưỡng mộ, bao gồm danh nhân tiêu biểu của cả nước và Thủ đô Hà Nội. Những danh nhân được lựa chọn đặt tên đường phố thuộc mọi lĩnh vực hoạt động: chính trị, văn hoá, khoa học, quân sự ... và được sự nhất trí của các Hội, Ban, Ngành hữu quan. Chỉ đÆt tên đường phố sau khi danh nhân đã mất 10 năm, trừ trường hợp đặc biệt. Chỉnh lý lại các tên gọi không rõ lai lịch, không có ý nghĩa văn hóa, không ghi đúng cách gọi Đường, Phố, Ngõ hoặc những bất hợp lý về dạng hình học và điểm đầu - điểm cuối đường phố. Những đường, phố, ngõ đã đặt tên cổ có ý nghĩa văn hoá thì nhất thiết không thay đổi. Với nguyên tắc và tiêu chí đặt tên ấy, đường phố Hà Nội sẽ trở thành cuốn sách giáo khoa và lịch sử và văn hoá với những sự kiện, những tên tuổi không thể nào quên của Thủ đô và của đất nước theo dòng thời gian.


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
36212

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Thông báo (29/03/2023)
  + Thăng Long-Hà Nội 1000 năm văn hiến (08/09/2022)
  + Ngõ Hài Tượng (08/09/2022)
  + Phố Lãn Ông (08/09/2022)
  + Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề (08/09/2022)
  + Phố Hàng Cuốc (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2 (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1 (08/09/2022)
  + Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954 (08/09/2022)
  + Có 36 phố phường ở Hà Nội không? (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang