36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
 Di sản văn hóa vật thể
 Di sản văn hóa phi vật thể
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Di sản >
  Lần tìm lai lịch một đoạn thành cổ Lần tìm lai lịch một đoạn thành cổ , 36phophuong.vn
 
Lần tìm lai lịch một đoạn thành cổ

 

Khi xem lại bốn tấm bản đồ thời Lê Hồng Đức còn lưu giữ tới tận ngày nay trong kho Hán Nôm của Viện Thông tin khoa học xã hội, tôi mới giật mình thấy rằng: Trải qua 500 năm, Hà Nội thay đổi nhều, nhưng có những cảnh vật và kiến trúc vẫn còn nguyên dáng hình xưa. Đó là sông Hồng, sông Đuống (tức sông Thiên Đức), vị trí một số đền, chùa…

 

Trong số đó đáng lưu ý nhất là có những đoạn thành được vẽ trên bản đồ lúc bấy giờ mà nay cũng vẫn còn, không nhầm lẫn vào đâu được và cũng đã được một số nhà sử học đề cập đến đây đó…

 

Các bản đồ này đều vẽ thành cổ khi đó có hình thước thợ. Mặt Bắc của thành từ Quán Trấn Vũ chạy thẳng đến Bưởi (nơi giáp sông Tô Lịch và sông Thiên Phù). Mặt Tây của thành chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch từ Bưởi đến Cầu Giấy. Mặt Nam của thành cong gấp từ cửa Bảo Khánh lên cửa Nam Môn nối với mặt Đông Thành chạy thẳng hướng Bắc Nam lên mặt Bắc Thành…

 

Cấu trúc kinh thành Thăng Long

 

Dấu tích vòng thành cổ: Phố Hoàng Hoa Thám và Đường Bưởi.

 

Ngày nay, mặt Nam và mặt Đông của thành đã bị phá hủy hoàn toàn nhường chỗ cho phố xá, nhà cửa. Nhưng mặt Tây và mặt Bắc thành hiện vẫn còn, nhất là mặt Bắc thành.

 

Hình dáng của đoạn Bắc thành mà người xưa vẽ có hình cánh chim gồm 2 đoạn cong vút thì y hệt hình dáng của phố Hoàng Hoa Thám trên bản đồ hiện đại: cũng cong vút hình cánh chim mà đoạn giữa hai cánh thắt lại vào khoảng vị trí dốc Tam Đa hiện nay.

 

Trên bản đồ còn vẽ mặt Bắc thành gồm hai lớp thành song song với nhau và song song với sông Tô Lịch nằm ở phía Bắc của cả hai lớp thành. Nay thì sông Tô Lịch vẫn còn lưu dấu là con mương thoát nước nhỏ nằm xen giữa phố Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê.

 

Nếu so sánh bản đồ thời Lê Hồng Đức và bản đồ hiện đại thì có thể thấy rõ phố Hoàng Hoa Thám chính là nằm chồng lên một trong hai đoạn Bắc thành. Hiện nay mặt phố cũng còn cao hơn hẳn xung quanh chừng vài mét.

 

Còn lớp thành thứ hai của đoạn thành phía Bắc thì đã bị phá không còn dấu tích. Nhiều người cho rằng phố Thụy Khuê xưa (cũng chạy song song và hình cánh chim như phố Hoàng Hoa Thám) chính là vị trí của lớp thành thứ hai này. Còn sông Tô Lịch nguyên là chạy ngoài hai lớp thành thì nay đổi dòng dịch xuống phía Nam một chút và chỉ còn là con mương nhỏ.

 

Dấut tích mặt Tây của thành cũng khá rõ: nay là đường Bưởi, cũng nằm trồng lên mặt thành xưa và nằm ven chân thành hiện giờ, còn sông Tô Lịch vẫn chảy. Đường Bưởi cũng cao hơn vài mét so với mặt đất xung quanh.

Không nghi ngờ gì nữa, chính phố Hoàng Hoa Thám và đường Bưởi là hai mặt thành Bắc và Tây còn sót lại của tòa thành cổ được thể hiện trên bốn tấm bản đồ thời Lê Hồng Đức.

 


Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1490)

 

Nếu vậy thì giá trị lịch sử của nó không phải là nhỏ thể hiện trên nhiều khía cạnh:

 

- Khu vực Hà Nội đã có thành Cổ Loa thời An Dương Vương, thành Hà Nội thời Nguyễn cũng còn một đoạn (những toà nhà này đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia) nhưng còn những đoạn thành cũng đích thực được vẽ trên tấm bản đồ sớm nhất ở nước ta (khoảng 5 thế kỷ trước đây) thì lại chưa được coi trọng đúng mức, nếu không nói là bị lãng quên. Dường như chưa có cơ quan văn hóa nào nghĩ đến chuyện xếp hạng di tích.

 

- Căn cứ trên bản đồ thời Lê Hồng Đức thì Hà Nội bấy giờ có mấy vòng thành. Vòng thành nội có hình chữ nhật, bên trong có điện Kính thiên, điện Thị Triều. Còn tòa thành hình thước thợ có thể coi là vòng thành giữa – Hoàng thành. Vậy còn vòng thành ngoài (còn gọi là La thành hay Đại La thành) có vị trí ra sao? Có khả năng mặt Bắc và Tây của La thành trùng với Hoàng thành trong một giai đoạn lịch sử mà bản đồ thể hiện (người xưa khéo tận dụng vị thế mà sông Tô Lịch như một hào nước thiên nhiên để che chở cho thành và cũng tận dụng điều kiện tự nhiên để sử dụng một số đoạn La Thành coi như Hoàng Thành chăng?). Riêng mặt Nam của thành ngoài được mở rộng từ Bảo Khánh Môn ra đến tận sông Hồng (mà cho đến nay còn dấu tích là đường La Thành kéo dọc từ gần Cầu Giấy đến Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền, Ô Đông Mác).

 

Giếng nước cổ thời Đại La

 

- Thư tịch cổ, nhất là Đại Việt sử ký toàn thư cùng chép lại nhiều đoạn liên quan đến dấu tích các đoạn thành cổ vừa kể. Trước khi là đoạn thành thời Lê thì có thể chúng là một phần của cấu trúc thành Đại La. Thư tịch ghi lại thành Đại La được xây dựng và gia cố liên tục từ các năm 676, 791, 801, và 808. Đợt xây dựng thành lớn nhất vào năm 866 – 868 gắn với việc xây dựng thành Đại La của Cao Biền. Từ khi ra đời, tòa thành này đã được chứng kiến bao sự tích oanh liệt của các cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỷ VIII), cuộc binh biến của Dương Thanh chống phương Bắc (đầu thế kỷ IX). Đặc biệt người anh hùng dân tộc Ngô Quyền (năm 899-944) đã hạ được thành Đại La làm cơ sở cho chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc. Khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long năm 1010 thì cũng tận dụng một số đoạn của thành Đại La để xây nên những vòng thành Thăng Long thời đó. Đến thời Lê, thành Thăng Long lại được tu bổ, chỉnh trang dựa trên cấu trúc của thành đời Lý. Mãi cho đến thời Pháp thuộc, nhiều đoạn thành thời Nguyễn, Hoàng thành thời Lê, thành Đại La… bị phá hủy thì một số đoạn thành cổ được trở thành phố xá đi lại, ví dụ khi đó phố Hoàng Hoa Thám có tên là Đường Thành hai bên đã có cư dân sinh sống.

 

Vài đề nghị:

 

- Không còn bàn cãi gì nữa, hai đoạn thành có mặt ít ra từ thời Lê Hồng Đức vẫn còn tồn tại ở Hà Nội. Có khả năng chúng còn có niên đại sớm hơn nữa từ thời Lý, thời Bắc thuộc. Những đoạn thành này chính là trong lòng phố Hoàng Hoa Thám, đường Bưởi. Kết cấu thành về cơ bản còn nguyên vẹn vì đường giao thông mới chỉ chạm đến bề mặt của thành.

 

- Các đoàn thành trên cần có kế hoạch nghiên cứu lâu dài. Không những để các nhà khảo cổ học trong tương lai có thể khai quật tìm hiểu nhiều bí ẩn lịch sử trong lòng thành cổ, mà có thể là một trong những điểm du lịch đẹp và hấp dân: Ngoài chức năng là thành cổ nó còn nằm trong hệ thống đê cổ hiếm có ngăn nước lũ sông Hồng, hồ Tây, sông Tô Lịch xưa

.

Vietarch biên tập 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
68795

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Hà Nội cứ ''cũ'' thế thôi, mà không bao giờ hết làm xiêu lòng người. (23/12/2020)
  + Nghề Rèn - phố Lò Rèn. (04/07/2020)
  + Phố Chả Cá chỉ một nhà bán chả cá (04/07/2020)
  + Khôi phục hát ả đào trong lòng phố cổ (04/07/2020)
  + Văn hóa gia đình trong kiến trúc cổ Hà Nội (04/07/2020)
  + Giữ nghề trên phố cổ (04/07/2020)
  + Đình Thanh Hà (02/06/2020)
  + Các công trình di tích trong khu phố cổ Hà Nội (02/06/2020)
  + Lần đầu Giỗ trận Đống Đa (29/05/2011)
  + Nhà ống phố cổ và tài hoa người Hà Nội (16/03/2011)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang