Phần lớn các bưu ảnh tô mầu này đã được đăng rải rác trong blog theo các chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, khi tập hợp lại, lồng vào khung, chúng hiện ra với vẻ khác lạ, như nhũng tác phẩm hội họa.
Bên thành cổ Nam Định
Binh lính Pháp tại Sài Gòn luyện tập cho lễ duyệt binh ngày Quốc khánh Pháp
Chờ chụp ảnh
Diễn tập quân sự
Giới chức quân sự Trung Hoa chào đón chuyến viếng thăm của phái đoàn Pháp trên Ải Nam Quan
Gông cùm
Hành quân
Lính hộ tống Toàn quyền đi thị sát đê sông Hồng
Lính khố đỏ Bắc Kỳ (tirailleurs tonkinois) trong thành Hà Nội. Danh từ “lính khổ đỏ” xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp (sau đổi nón chóp), và giải thắt lưng màu đỏ buộc ở bụng, đầu giải buông thõng ở bẹn giống như cái khố nên người dân Việt mới gọi là “khố đỏ” tuy đúng ra người lính mặc quần chứ không phải khố.
Lính khố đỏ Nam Kĩ tập luyện
Lính khố đỏ Nam Kĩ tập luyện
Lính khố đỏ Nam Kỳ ( tirailleurs annamites, tirailleurs cochinchinois hay tirailleurs saigonnais)
Lính và đám trẻ
Nghĩa quân Ba Đình
Ngoài lính khố đỏ còn có lính khố xanh (milicien à ceinture blue, garde provincial) và lính khố vàng (milicien à ceinture jaune, garde royal à Hué) với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tuần tra. Lính khố xanh đóng ở tỉnh, còn lính khố vàng đóng ở kinh đô, lính khố lục canh gác phủ, huyện.
Những người vợ lính (Quảng yên)
Thời Pháp thuộc lính khố đỏ và lính khố xanh gọi chung là lính tập. Đây là lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương dùng người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp.
Thuộc lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương có: vệ binh bản xứ (Garde Indigène)
Trong doanh trại