Nét văn hóa
> Giới thiệu Sách, tài liệu về Hà Nội
|
|
|
Chén trà trong sương sớm ( Vang Bóng Một Thời )
Trời rét như cắt. Không kể tiểu hàn, không kể cả đến đại hàn, buổi sớm mùa đông nào, cụ Äm cũng dậy từ lúc còn tối đất. Từ trên bàn thờ đức Thánh Quan, cụ nhắc cây đèn để xuống. Ðược khêu hai tim bấc nữa, cây đèn dầu sở phô thêm màu xanh lá mạ phủ trên chất sứ Bát Tràng.
|
Chi tiết »
|
|
Những chiếc ấm đất ( Vang Bóng Một Thời )
Những buổi có phiên chợ, cụ Sáu ngồi ghé vào nhờ gian hàng tấm của người cùng làng, bày ra trên mặt đất có đến một chục chiếc ấm mà ngày trước, giá có giồng ngay cọc bạc nén cho trông thấy, chửa chắc cụ đã bán cho một chiếc. Có một điều mà ai cũng lấy làm lạ, là cụ bán lũ ấm đất làm hai lớp. Mấy kỳ đầu, cụ bán toàn thân ấm và bán rất rẻ. Còn nắp ấm cụ để dành lại. Có lần vui miệng, cụ ghé sát vào tai người bà con: "Có thế mới được giá. Có cái thân ấm rồi, chẳng nhẽ không mua cái nắp vừa vặn sao? Bán thân ấm rẻ, rồi đến lúc bán nắp ấm, mới là lúc nên bán giá đắt. Đó mới là cao kiến".
|
Chi tiết »
|
|
Ca trù phía sau Đàn Phách
Ca trù làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà... Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân với ả đào - mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù, bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình.
|
Chi tiết »
|
|
Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu
Và đâu chỉ khoa Từ điển học. Không khí học thuật ở ta đang trầm lắng quá. Trong cuộc sống tất bật hiện nay, người ta tránh phê phán người khác, “cho nó lành”! Cuốn sách thoát ra khỏi tâm lý “nước sông không phạm nước giếng” ấy, không khoan nhượng trước những sai sót trong khoa học, khiến cho giới nghiên cứu đã cẩn trọng càng cẩn trọng hơn. Mặt khác, không phải tất cả các luận điểm của Hoàng Tuấn Công đều thuyết phục. Và như thế, nó mời gọi tranh luận.
|
Chi tiết »
|
|
Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
Nhân dịp bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn được tái bản, Trung tâm văn hóa Pháp (L’Espace) tại Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề Hà Nội xưa và nay, bàn về những thay đổi của Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại.
|
Chi tiết »
|
|
Xứ Đông Dương
Hiếm khi tôi đi nhà sách, nhưng mỗi lần đi đều nghĩ sẽ cố gắng chọn mua một cuốn nào đó mơi mới và có giá trị về lịch sử, văn hóa. Tuần rồi, tôi đã dừng lại khá lâu trước cuốn Xứ Đông Dương của tác giả người Pháp Paul Doumer - là Toàn quyền Đông Dương trong thời gian từ 1897-1902 và sau đó là Tổng thống nước Pháp từ 1931-1932. ...
|
Chi tiết »
|
|
Phố phường Hà Nội xưa
Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông - Hoàng Đạo Thành là quan triều đình nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
Mỗi góc phố một người đang sống
Nguyễn Trương Quý là người sinh ra tại Hà Nội, sống, và chắc là sẽ sông mãi lại Hà Nội. Anh học kiến trúc nhưng lại trở thành một biên tập viên của Nhà xuất bản Trẻ. Nguyễn Trương Quý viết từ rất lâu rồi, những năm đầu 2000, thoạt tiên là những bài rụt rè mà nghiêm trang về Hà Nội, như một người đứng trình bày trước một hội đồng vô hình, cứ sợ sai.
|
Chi tiết »
|
|
Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII qua tư liệu Anh - Hà Lan
Cùng với cuốn Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII qua tư liệu Anh - Hà Lan, trên cơ sở những tư liệu đã sưu tầm được của nước ngoài, NXB Hà Nội cũng đang triển khai thực hiện cuốn Minh thực lục - Tư liệu về Thăng Long thế kỷ XIV-XVII (3.500 trang), Thanh thực lục – sử liệu chiến tranh Thanh- Tây Sơn (800 trang). Cả hai cuốn sách này đều chứa đựng những tư liệu lịch sử liên quan đến Thăng Long nói riêng và VN nói chung, trong đó có những sự kiện lịch sử liên quan đến VN được ghi chép khá kỹ thực sự là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập công trình nghiên cứu Lịch sử
Trong lịch sử Việt Nam, không một địa phương nào lại thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo giới học giả trong và ngoài nước như Thăng Long - Hà Nội. Thành tựu nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội phản ánh vị thế, tầm quan trọng cũng như tương xứng với bề dày của mảnh đất “ngàn năm văn vật”. Những kết quả đạt được không chỉ tạo nên bức tranh đa diện về Thủ đô nghìn tuổi, mà còn góp phần làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng của lịch sử, văn hóa Việt Nam.
|
Chi tiết »
|
|
Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Văn kiện Lịch sử
Đề tài nhằm tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu những văn kiện lịch sử tiêu biểu trực tiếp gắn với quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội; hoặc những văn kiện có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử quốc gia và dân tộc nhưng được ra đời chính tại đây - nơi suốt nghìn năm qua là trung tâm hành chính, chính trị của đất nước.
|
Chi tiết »
|
|
Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945
hăng Long - Hà Nội, trong chiều dài và chiều sâu lịch sử, đã sáng tạo và truyền trao đến ngày nay cho chúng ta nhiều giá trị văn hiến nổi bật, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm. Tuy nhiên, nhiều tư liệu hiện chỉ còn độc bản, vì nhiều lý do (chẳng hạn, như nhiều văn bia tại các địa phương đã bị phá hủy, hiện chỉ còn thác bản tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Vì thế, việc xây dựng và xuất bản bộ Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945 nhằm giới thiệu một cách cơ bản, toàn diện nguồn tư liệu này là công việc cần thiết trên nhiều ý nghĩa và thiết thực để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập văn khắc Hán Nôm
Công trình tập hợp, tuyển dịch khoảng 150 văn bản khắc trên bia đá, chuông, khánh đồng của 14 quận huyện thuộc thành phố Hà Nội (chỉ tính đến trước ngày 31/8/2008 khi Hà Tây chưa sát nhập vào với Hà Nội). Đây là những bài minh văn tiêu biểu phản ánh về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và đời sống cộng đồng của Thăng Long - Hà Nội trong suốt gần 1000 năm lịch sử. Với những bài minh văn khắc trên chất liệu có tính bền vững như đá và đồng, các bài văn này là tư liệu gốc, nguyên bản, chính xác về từng thời kỳ lịch sử trong quá trình phát triển đi lên của Thăng Long Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập công trình nghiên cứu Văn học - Nghệ thuật
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về văn học, nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội được đăng tải, công bố... Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này được đăng tải ở nhiều nơi và ở nhiều thời điểm khác nhau, vì vậy, việc xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài viết tiêu biểu về văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội của các tác giả khác nhau sẽ giúp người đọc, người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận những vấn đề văn học nghệ thuật của mảnh đất ngàn năm lịch sử.
|
Chi tiết »
|
|
Hà Nội qua số liệu thống kê 1945 - 2008
Thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu thống kê kinh tế - xã hội của Hà Nội từ 1945 đến năm 2010 để biên soạn cuốn sách “Tư liệu thống kế kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội 1945 - 2010” góp phần vào Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Những số liệu thống kê kinh tế - xã hội thu thập, xử lý, tổng hợp thành hệ thống với dãy số liệu liên tục nhiều năm sẽ góp phần phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội qua các con số thống kê định lượng từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Người đầm - truyện ngắn của Thạch Lam
rong một truyện ngắn có cái tên ngồ ngộ “Người đầm” nhà văn Thạch Lam có nhắc đến rạp chớp bóng Pathé, nơi nhân vật “tôi” trong truyện gặp gỡ “người đầm” - một thiếu phụ trẻ người Pháp đi cùng với cô con gái nhỏ. Khung cảnh và tâm trạng của nhân vật trong truyện bàng bạc, lãng đãng, mờ ảo như sương khói giăng trên mặt hồ Gươm một chiều đông .
|
Chi tiết »
|
|
|
Nét văn hóa , Giới thiệu Sách, tài liệu về Hà Nội ,36phophuong.vn,
|
|
|